10
BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA.
Hiện nay các bệnh cột
sống tương đối đa dạng và gặp rất nhiều như thoái hóa cột sống, đau thần
kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp… Nó ảnh
hưởng rất lớn tới sức khoẻ, sinh hoạt và hạn chế lao động, làm suy giảm chất
lượng cuộc sống, việc điều trị lâu dài, tốn kém và thường gây nhiều tác dụng
phụ nếu điều trị không đúng phương pháp.
Những bệnh lý này có
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, và có nhiều phương pháp điều trị, Bs Thái
Nhân Sâm sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết đúng đắn về bệnh lý liên quan đến cột sống để giúp chúng
ta biết cách dự phòng và điều trị một cách hiệu quả.
1.Cấu tạo và chức năng của
cột sống
1.1. Cấu tạo của cột
sống
Cột sống là cột trụ chính của cơ thể con người,
đi từ mặt dưới xương chẩm tới đỉnh xương cụt. Cột sống của con người gồm 33 –
35 đốt sống chồng lên nhau. Cột sống chia làm 4 đoạn. Mỗi đoạn có một chiều
cong và cấu tạo riêng phù hợp với chức năng của đoạn đó, cụ thể:
- Đoạn
cổ gồm 7 đốt: Cong lồi ra phía trước.
- Đoạn
ngực gồm 12 đốt: Cong lồi ra sau.
- Đoạn
thắt lưng gồm 5 đốt: Cong lồi ra trước.
- Đoạn
cùng gồm 5 đốt: Những đốt này dính liền với nhau tạo thành xương cùng,
cong lồi ra sau.
- Đoạn
cụt gồm 4 – 6 đốt sống cuối cùng dính với nhau, tạo thành xương cụt.
- Chiều dài toàn bộ cột sống khoảng 40% so với chiều cao của cơ thể.
- Hỗ
trợ chống đỡ trọng lực cơ thể, kết nối các xương khác với nhau, giúp vận
động của con người trở nên đa dạng và linh hoạt.
- Bảo
vệ tủy sống, một bộ phận của hệ thần kinh trung ương và chi phối mọi hoạt
động của cơ thể.
- Hình
dạng cột sống gần giống chữ S do có 2 đoạn ưỡn tại cổ và thắt lưng, một
đoạn gù tại ngực. Nhờ hình dạng này cùng hoạt động của các đĩa đệm sẽ hỗ
trợ phân tán lực tác động lên cơ thể.
- Cột
sống với các xương sườn, xương chậu tạo thành khung xương để các cơ bám và
bảo vệ những tội tạng trong lồng ngực, ổ bụng.
2.
Bệnh về
cột sống là gì?
·
Cột sống tham gia rất
nhiều trong mọi hoạt động hàng ngày. Theo đó, bệnh về cột sống tương
đối phổ biến ở những đối tượng lớn tuổi hoặc phải vận động nhiều.
·
Người bệnh thường đi
khám khi xuất hiện các cơn đau tại lưng. Triệu
chứng này gây khó chịu, làm công việc đình trệ, khiến người bệnh lo âu và suy
nhược.
·
Tình trạng đau lưng ở
cột sống có nguyên nhân tại xương, đĩa đệm giữa những đốt sống, dây chằng quanh
cột sống, tủy sống và rễ, dây thần kinh, cơ dọc lưng. Mỗi cơ quan tổn thương sẽ
có những biểu hiện riêng biệt. Vì thế, chỉ khi xác định đúng nguyên nhân gây
bệnh thì mới mang lại hiệu quả chữa trị cao.
3. Nguyên nhân gây
bệnh lý tại cột sống
3.1. Do sự căng thẳng, quá
tải
Các bệnh lý
tại cột sống gây đau lưng thường gặp là do sự căng giãn quá mức hay
chấn thương của những bộ phận như:
- Căng
cơ hay dây chằng.
- Co
thắt những cơ cạnh cột sống.
- Chấn
thương cột sống do gãy xương hay té ngã.
- Những
hoạt động có khả năng dẫn tới căng giãn hay co thắt cơ là khi người bệnh
gắng sức nâng đỡ vật nặng sai cách hay tập thể dục quá sức, khiến các bộ
phận gồng cứng để chịu lực, sau đó bị giãn ra đột ngột, gây đau nhức.
3.2. Do bất thường cấu
trúc
Tình trạng dị dạng kéo
dài hoặc tổn thương về mặt cấu trúc cấp tính làm thay đổi hoạt động sinh lý của
cột sống, có khả năng dẫn tới đau lưng. Những dạng bất thường cấu trúc của cột
sống như:
- Vỡ đĩa đệm: Đĩa đệm có cấu trúc dạng đĩa nằm giữa những đốt sống,
giúp đệm giữa những đốt sống, hỗ trợ đốt sống linh hoạt, có khả năng uốn
cong, vặn xoắn. Khi gặp chấn thương quá mức tại lưng gây vỡ đĩa đệm sẽ tạo
ra áp lực lớn lên rễ thần kinh, dẫn tới đau lưng, cơn đau có thể lan xuống
mông hay đùi.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống:
Vận động cột sống quá mức kéo dài hay do lão hóa cơ thể sẽ làm di lệch đĩa
đệm, chèn ép vào tủy sống. Khi thần kinh ở đoạn cột sống vùng thắt lưng bị
ảnh hưởng có thể gây ra cơn đau thần kinh tọa. Đây là những cơn đau nhói
bắt đầu từ mông xuống phía sau chân, cảm giác đau kéo dài có khả năng làm
yếu hai chân, tê bì, mất cảm giác và rối loạn đại, tiểu tiện.
- Viêm khớp: Tình trạng
này có thể gây ra những vấn đề với khớp ở hông, lương dưới và các nơi
khác. Một số trường hợp khối viêm làm thu hẹp không gian quanh tủy sống,
gây ra hội chứng hẹp ống sống.
- Thay đổi độ cong của cột sống: Khi tình trạng độ cong sinh lý của cột sống biến dạng
tiến triển qua thời gian dài, người bệnh không có biện pháp điều chỉnh
đúng cách, sẽ gây mất thăng bằng cho cơ, dây chằng, đĩa đệm. Biến chứng
nặng nề là cột sóng bị cong vẹo vĩnh viễn, làm cột sống bị cong sang một
bên. Người bệnh bị đau nhức kéo dài, gây khó khăn trong nhiều sinh hoạt
hàng ngày.
- Thoái hóa cột sống: do tình trạng loãng xương và thiếu can
xi kéo dài, và Tình trạng thoái hóa đĩa đệm theo
thời gian, tuổi tác, vi chấn tái phát nhiều lần sẽ tạo nên sự thay đổi cấu
trúc, khả năng chịu áp lực của cột sống giảm, gây đau lưng. Trong giai
đoạn thoái hóa cột sống nặng, các gai xương sẽ được hình thành,
gây ra tình trạng hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh, khiến lưng bị đau và
rối loạn chức năng thần kinh tại chân.
3.3. Do động tác và tư thế
Tình trạng đau lưng
trên cột sống có thể là hệ quả của chuỗi hoạt động nặng nhọc hàng ngày hay tư
thế xấu như:
- Ngồi
khom lưng, bắt chéo hai chân.
- Khi
tập luyện, vặn xoắn cột sống quá mức.
- Nâng,
đẩy, kéo hay mang xách vật nặng sai tư thế.
- Đeo
cặp, túi xách, balo quá nặng, lệch về một bên.
- Thường
xuyên phải đứng hay ngồi trong thời gian dài.
- Căng
cổ liên tục về trước như khi sử dụng máy tính hoặc lái xe.
- Dùng
nệm cứng để nằm ngủ mà không nâng đỡ tốt cho cơ thể, giữ thẳng cột sống.
3.4. Nguyên nhân khác
- Xẹp đốt sống: Mỗi
đốt sống có hình trụ, trong lòng là mô xương xốp. Khi gặp chấn thương quá
mức sẽ gây xẹp đốt sống, biến dạng toàn bộ cấu trúc của cột sống. Ngoài
ra, xẹp đốt sống còn có khả năng là do loãng xương, gây gù vẹo cột sống ở
người cao tuổi.
- Ung thư cột sống: Khối
u trên cột sống có thể đè lên dây thần kinh, làm xuất hiện các cơn đau ở
lưng.
- Nhiễm trùng cột sống: Tình
trạng sốt, nóng và đau lưng có khả năng là do cột sống đã bị nhiễm trùng.
- Lao cột sống: Lao là một khối viêm áp xe kéo dài, lan
ra trong cột sống, làm phá vỡ cấu trúc.
4.10
Bệnh cột sống thường gặp nhất hiện nay
4.1. Thoái
hóa cột sống
·
Thoái hóa
cột sống là bệnh lý mạn tính, tiến triển từ từ. Mức độ đau tăng
dần, làm hạn chế hoạt động của người bệnh. Cột sống bị biến dạng mà không xuất
hiện tình trạng viêm. Bệnh dẫn tới những tổn thương như thoái hóa sụn khớp và
đĩa đệm cột sống, kèm theo những thay đổi tại phần xương dưới sụn và màng hoạt
dịch.
·
Triệu chứng: bệnh thường gặp là đau cột sống
âm ỉ, đau có tính chất cơ học (cơn đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ
ngơi), cứng cột sống và đau lưng khi ngủ dậy.
Trong giai đoạn thoái hóa nặng, người bệnh có thể bị đau liên tục, có cảm giác
lụp cụp khi cử động cột sống.
·
Đau thần kinh tọa là
tình trạng cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ
lưng dưới qua hông, mông, xuống dưới từng chân. Bệnh lý này thường chỉ ảnh
hưởng tới một bên của cơ thể.
·
Đau thần kinh tọa xảy ra khi thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt
lưng. Những đốt sống được tách ra và được đệm bởi những đĩa tròn cùng
các mô liên kết. Nếu một đĩa bị mòn vì chấn thương hay chỉ là sau nhiều năm sử
dụng, trung tâm của nó có khả năng bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Ngoài ra,
xương cột sống trên cột sống hay hẹp cột sống chèn ép một phần dây thần kinh,
gây viêm, đau và tê ở chân.
4.3. Thoát vị đĩa đệm
·
Bệnh xảy ra khi nhân
nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, đâm xuyên qua dây
chằng, chèn ép vào những rễ thần kinh, gây đau nhức, tê bì. Thoát vị đĩa đệm thường
là kết quả của sang chấn hay do đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt, có khả năng
xảy ra tại bất kỳ khu vực nào của cột sống.
·
Người bệnh thường gặp
hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa). Vì tình
trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống lưng là thường gặp nhất.
4.4. Viêm cứng
khớp cột sống
·
Viêm cứng khớp
cột sống là tình trạng viêm khớp tại cột sống. Bệnh gây ra những
cơn đau lưng kinh niên, thường xuất hiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng xấu trực
tiếp tới giấc ngủ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên
nhân gây bệnh chưa được làm rõ. Bệnh thường xảy ra vào độ tuổi 15 – 30 tuổi,
xuất hiện ở nam giới nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh còn có tính di truyền.
4.5. Viêm cột
sống dính khớp
·
Đây là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi các cơn đau, tổn thương
khớp cùng chậu, cột sống, các khớp chi dưới. Bệnh làm một số đốt sống dính lại
với nhau gây sưng lên, dẫn tới việc khó cử động làm gù, vẹo và tàn phế.
·
Một số trường hợp bệnh viêm cột sống dính khớp gây
ảnh hưởng tới những khớp khác trong cơ thể như khớp háng, khớp gối, bàn chân,
dây chằng, thậm chí còn ảnh hưởng tới những bộ phận như tim, gan và phổi.
·
4.6. Hẹp ống
sống
·
Đây là tình trạng ống sống bị thu hẹp do
nhiều nguyên khác nhau, gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Triệu
chứng bệnh rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí đoạn ống sống bị hẹp, mức độ hẹp
sẽ có những biểu hiện khác nhau, từ nhẹ tới nặng như tê vai, mỏi cổ, đau lưng
và dây thần kinh hông to có thể lan xuống hai chân, gây phản ứng dị cảm (tê,
run), thậm chí liệt (có khả năng liệt hoàn toàn nửa thân dưới hay liệt tứ chi),
rối loạn cơ tròn, bí tiểu…
4.7. Khối u cột sống
U cột sống là các khối
mô bất thường xuất hiện bên trong hay xung quanh tủy sống và cột sống. Khi các
tế bào này tăng trưởng, nhân đôi không kiểm soát, chúng có khả năng tạo thành
các khối u trong tủy sống. Đó có thể là khối u lành tính hay ác tính.
U nguyên phát bắt nguồn
từ tủy sống hay cột sống. Trong khi, u thứ phát hoặc u di căn là do tế bào ung
thư từ cơ quan khác lan tới cột sống. Khối u tại cột sống được phân theo vị trí
u. Những vùng chính gồm cột sống cổ, ngực, thắt lưng – cùng. Chúng cũng được
phân thành 3 nhóm lớn theo vị trí u như u trong màng cứng – ngoài tủy, u nội
tủy và u ngoài màng cứng.
4.8. Vẹo cột sống
Đây là tình trạng cột
sống bị cong bất thường sang một bên của xương sống thẳng. Vẹo cột sống có khả
năng làm đầu lệch sang một bên hay hai vai, hai hông mất cân xứng, bên thấp bên
cao. Ngoài ra, bệnh lý này có thể làm lồng ngực hay lưng bên thấp bên cao.
Tình trạng cong vẹo
nặng có thể gây cản trở những hoạt động của tim, phổi (suy tim, hạn chế hô
hấp), làm hơi thở ngắn hay gây đau ngực. Phần lớn tình trạng vẹo cột sống không
gây đau nhưng cũng có loại gây đau lưng. Ngoài ra, người bệnh có thể đau lưng
do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám
cẩn thận.
4.9. Gù cột sống
Đây là hiện tượng bị
biến dạng gù cột sống do ít nhất 3 đốt sống liên có góc từ thân đốt ≥ 5° gây
nên. Gù cột sống là phần cong về phía trước lưng. Tình trạng cong này vượt quá
mức quy định, cong hơn 45° được xem là nghiêm trọng, không bình thường.
4.10. Chấn thương tủy sống
Những mảnh xương gãy làm
tổn thương trực tiếp đến tủy sống hoặc gây chèn ép, làm tăng áp lực trong ống
tủy. Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí tổn thương.
Một số đặc điểm của chấn thương tủy sống người bệnh có thể gặp phải như:
- Yếu
liệt một hay nhiều nhóm cơ tại tay hay chân.
- Mất
cảm giác hoàn toàn hay một phần tại các vùng tương ứng, tê bì và dị cảm.
- Đau
tại vùng cột sốt lưng hay cổ.
- Tiểu
tiện không tự chủ.
- Sự
thay đổi bất thường của huyết áp.
- Sự
thay đổi bất thường của nhiệt độ.
5.
Chẩn
đoán bệnh cột sống
Khi chẩn đoán các bệnh
về cột sống thường gặp, bác sĩ sẽ hỏi bệnh, tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh
khởi phát, quan sát cột sống và thực hiện các nghiệm pháp giúp đánh giá đặc
điểm của tình trạng đau lưng. Một số chỉ định về hình ảnh học có thể hỗ trợ cho
việc chẩn đoán, đặc biệt là với người bệnh đau lưng sau chấn thương hoặc phải
chịu đựng cơn đau sau một thời gian dài không đáp ứng điều trị nâng đỡ thông
thường. Những phương pháp chẩn đoán các bệnh lý cột sống thường được áp dụng
gồm:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất, giúp
bác sĩ đánh giá nhanh chóng và cơ bản về cấu trúc những phần cứng như
xương đốt sống và tình trạng hẹp lỗ liên hợp.
- Chụp CT: Một
số người bệnh sẽ cần chụp CT cột sống để khảo sát sâu hơn về cấu trúc của
xương cột sống như trong chẩn đoán lao cột sống, u cột sống…
- Chụp
MRI: Khi khảo sát những phần
mềm như dây chằng, cơ, ống sống, tủy sống, rễ thần kinh, người bệnh sẽ cần
chụp MRI cột sống.
- Đo
điện cơ: Nếu nghi ngờ khả năng thần kinh của người bệnh bị chèn ép,
bác sĩ sẽ chỉ định đo điện cơ để phát hiện sự bất thường (nếu có) do
nguyên nhân này.
6.
Phương
pháp điều trị
Nhiều người bị đau do
bệnh cột sống thường cố gắng tìm cách tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có
kiến thức, quá trình chữa trị kéo dài, sai phương pháp sẽ dẫn tới nhiều biến
chứng nguy hiểm. Nếu muốn điều trị bệnh tận gốc, người bệnh cần đi thăm khám
tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can
thiệp kịp thời, đúng cách.
Tùy thuộc loại bệnh và
tình trạng của người bệnh, phương pháp điều trị của mỗi trường hợp sẽ có sự
khác biệt. Một số phương pháp điều trị bệnh cột sống phổ biến như:
- Điều
trị nội khoa (sử dụng thuốc).
- Tập
vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
- Điều
trị ngoại khoa (phẫu thuật điều trị các bệnh lý về cột sống).
Ngoài điều trị theo
chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, sinh
hoạt điều độ và tập thể dục với cường độ phù hợp kết hợp nghỉ ngơi để bệnh
nhanh chóng thuyên giảm.
7.
Lời
khuyên phòng ngừa bệnh
Ngoài yếu tố tuổi tác
ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống, chúng ta vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc
bệnh nếu lưu ý một số điều trong sinh hoạt hằng ngày như:
- Tập thể dục đều đặn: Cần
hình thói quen vận động cơ thể đều đặn, nhất là những động tác cử động
vùng cột sống. Chăm chỉ tập thể dục giúp duy trì sự chắc khỏe, dẻo dai và
linh hoạt cho hệ cơ xương khớp. Bạn nên lưu ý thực hiện đúng cách và đúng
tư thế những môn tập luyện, để ngăn ngừa chấn thương.
- Tránh vận động sai tư thế: Hạn
chế những tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác vật nặng trong thời gian
dài để tránh tạo nhiều áp lực lên cột sống.
- Kiểm soát tốt cân nặng:
Đây là cách phòng ngừa hiệu quả cho những bệnh lý về cột sống. Vì trọng
lượng cơ thể tăng lên, cột sống buộc phải chịu nhiều áp lực, gây tổn
thương. Khi có dấu hiệu thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng tiến hành
chế độ ăn kiêng phù hợp.
- Uống đủ nước:
Nước chiếm khoảng 70% thành phần các mô sụn, giúp duy trì sự trơn tru giữa
hai đầu xương, hỗ trợ hoạt động lưu thông của máu. Vì thế, để ngăn ngừa
tình trạng đau nhức từ các bệnh lý cột sống, bạn nên uống đủ 2-3 lít nước
mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa lạnh.
- Bổ sung đủ dưỡng chất: Các
thực phẩm giàu canxi, vitamin D như sữa và các chế phẩm từ sữa, cá hồi,
súp lơ, cam, gan, ngũ cốc, trứng nấm… nên được đưa vào thực đơn mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm axit béo omega, vitamin E và những chất
chống oxy từ các loại cá, hạt, rau xanh. Các dưỡng chất này đều rất tốt
cho đĩa đệm, đặc biệt là với người bị thoái hóa cột sống.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau
mỗi ngày làm việc mệt mỏi, bạn nên dành một chút thời gian để cơ thể nghỉ
ngơi, thư giãn. Điều này không những giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý về cột
sống mà còn cho cơ thể thời gian hồi phục để làm việc tốt và hiệu quả hơn
vào ngày hôm sau.
Ngoài các phương pháp trên thì bạn cần bổ sung một cách thường
xuyên và đều đặn can xi, và can xi hữu cơ enzyme hoạt tính là loại can xi ưu
việt mà các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày.
8. SỬ DỤNG CANXI HỮU CƠ TIENS PHIÊN BẢN CAO CẤP NHẬP KHẨU TỪ PHÁP.
Canxi Tiens là sản phẩm bán chạy, nổi tiếng trên thế giới trong 28
năm qua và dành được nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng đóng góp cho sức
khỏe nhân loại, Chứng nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn của Hội đồng đánh
giá Quốc gia, Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao, Chứng nhận Hệ thống Quản
lý An toàn Thực phẩm, Chứng nhận Sản phẩm Halal, Chứng nhận HACCP, Sản phẩm Bảo
vệ sức khỏe đáng tin cậy…
SẢN XUẤT TẠI PHÁP
Canxi Tiens được
sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, với sự kiểm định
chất lượng khắt khe của Pháp, sản phẩm luôn đảm bảo được đầu ra một cách nghiêm
ngặt và tốt nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Nguyên liệu được tuyển chọn
Nguyên liệu chính của Canxi Tiens là xương bò được tuyển chọn từ
đồng cỏ hữu cơ tự nhiên của New Zealand
Sản xuất với công nghệ cao
Công nghệ nhiệt cùng kỹ thuật thủy phân enzym sinh học công nghệ
cao.
Nhiều dưỡng chất kết hợp
Kết hợp đa dạng dưỡng chất như Canxi hữu cơ, Vitamin D3, K2,
magie, inulin, yến mạch, collagen, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cải
thiện sức khỏe toàn diện
Canxi Hydroxyapatite
Duy trì khối lượng xương tăng mật độ xương
Vitamin K2 và Vitamin D3
Thúc đẩy hấp thu canxi trong đường ruột và tập trung canxi vào
xương
Magie Oxit Biển
Thúc đẩy cân bằng canxi, dịu thần kinh, giảm co cơ
Bột sữa non
Tăng cường khả năng miễn dịch
Xơ yến mạch
Chuyên gia dinh dưỡng toàn diện
Collagen thủy phân từ cá
Chống lão hóa, duy trì sức mạnh và tính linh hoạt của da, dây
chằng, khớp, xương
Bột cacao
Hương vị thơm ngon, dễ uống
Vì sao nên dùng
Canxi Tiens để bổ sung dưỡng chất hằng ngày
Canxi Tiens là một giải pháp
tuyệt vời cho những người và đối tượng cần bổ sung dưỡng chất hàng ngày vì hàm
lượng và thành phần chất lượng tuyệt vời.
1.
Canxi là một loại khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể con người, còn được gọi
là “nguyên tố sự sống”. Canxi là thành phần chính cấu tạo cơ bản của xương và
răng trong cơ thể, duy trì hoạt động thần kinh và não bộ, cân bằng axit- bazơ
trong cơ thể và chức năng hoạt động bình thường của tế bào.
2.
Người trưởng thành mỗi ngày cần 1000mg canxi, tỷ lệ hấp thu qua đường ruột chỉ
là 30% tổng lượng canxi nạp vào cơ thể, nên cần ăn ít nhất 3000mg canxi tương
đương với 3 lít sữa. Một chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng hàng ngày chỉ
cung cấp canxi 300mg, còn lại cần bổ sung canxi.
3.
An toàn sử dụng mà không gây kích ứng, dễ dàng hòa tan và hấp thụ, nguồn dinh
dưỡng toàn diện, nhiều hương vị lựa chọn, ngon, hàm lượng canxi cao, sản phẩm
đa dạng, phù hợp cho cả gia đình cùng sử dụng
TẠO SAO NÊN CHỌN CANXI
TIENS
·
Không tác dụng phụ, an toàn cho sức khoẻ
·
Sản phẩm chính hãng. Đơn vị sản xuất & phân
phối uy tín
·
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và công bố phù hợp
với quy định An toàn vệ sinh thực phẩm, cho phép quảng bá trên các kênh, phương
tiện truyền thông
·
Được các chứng nhận Quốc tế về sản phẩm. Chứng
nhận Halal và chứng nhận Panama
Thành phần và Cách sử
dụng của Canxi Hữu cơ Tiens:
Khối lượng: 250g
Thành phần: Trong 1 lọ 250g gồm có: Sữa bột tách kem,
fructose, canxi hydroxyapatite 40g, isomaltulose, bột sữa dừa 20g, bột cacao
kiềm 12.5g, inulin rễ rau diếp xoăn 12.5g, collagen thủy phân từ cá 7.5g, xơ
yến mạch 5g, magie oxit biển 2.57g, bột sữa non bò 2.25g, maltodextrin, vitamin
k2 (menaquinone - 7) 0.53g, vitamin D3 (cholecalciferol) 0.025g, chất tạo ngọt
tự nhiên
Cách dùng: Lấy 1 muỗng bột canxi gạt ngang (khoảng 10g),
thêm 250-300ml nước ấm hoặc sữa (50-60℃), trộn đều và thưởng thức ngay. Uống một đến
hai lần mỗi ngày cùng hoặc sau bữa ăn. Khối lượng tịnh: 250g (Có thể sử dụng
trong 25 ngày)
Lưu ý: Pha theo thứ tự bột trước nước sau. Nên uống
nhiều nước, khuấy đều trước mỗi lần dùng
-
BS. Thái Nhân Sâm
-
Điện thoại: 0912411777, 0972195777
-
Email: thainhansamht@gmail.com
-
Web: https://thainhansam.com
-
Facebook: https://www.facebook.com/nhansam.thai
-
Zalo: http://zaloapp.com/qr/p/1400c98pd6090
-
TikTok: https://vt.tiktok.com/ZGJhKHBoU/
———————————/—————————
#bsthainhansam
#suckhoechudong #suckhoe1phut
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét