HIỂU VỀ
KINH LẠC ĐỂ CHỮA LÀNH
1. Khái niệm về kinh lạc
Trong kinh lạc có kinh khí
vận hành: khí là cơ sở vật chất, là kết quả của quá trình chuyển hóa các chất
đạm, đường, mỡ; khi khí hoá cho ra năng lượng thúc đẩy hoạt động của các tạng
phủ; khí quan hệ chặt chẽ với huyết (là cơ sở vật chất) vì vậy chức năng của
kinh lạc là vận chuyển khí huyết dinh dưỡng, duy trì hoạt động sinh lý bình
thường của cơ thể sống.
Sự hoạt động của hệ kinh lạc
có tính quy luật tùy theo bệnh lý từ trong ra hay từ ngoài vào, đều có biểu
hiện bất thường của hệ kinh lạc. Thầy thuốc phải nắm vững quy luật chuyển hóa
của kinh lạc để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật.
Kinh lạc là mạng lưới giao thông vô cùng rộng lớn của cơ thể,
Nếu như mạng lưới này không thông, cơ thể sẽ xuất hiện các loại bệnh.
Chỉ cần đả thông nó, mới có thể nói tạm biệt với bệnh tật,
đồng thời tìm được cảm giác của một cơ thể khỏe mạnh:
THÔNG BẤT
THỐNG, THỐNG BẤT THÔNG
2.
Cách
gọi tên của 12 kinh mạch chính.
Ba kinh âm ở tay:
Thủ
thái âm phế kinh, gọi tắt là kinh phế.
Thủ
thiếu âm tâm kinh, gọi tắt là kinh tâm.
Thủ
quyết âm tâm bào lạc kinh, gọi tắt là kinh tâm bào.
Ba kinh dương ở tay:
Thủ
dương minh đại trường kinh, gọi tắt là kinh đại trường. - Thủ thái dương tiểu
trường kinh, gọi tắt là kinh tiểu trường.
Thủ
thiếu dương tam tiêu kinh, gọi tắt là kinh tam tiêu.
Ba kinh âm ở chân:
Túc
thái âm tỳ kinh, gọi tắt là kinh tỳ.
Túc
thiếu âm thận kinh, gọi tắt là kinh thận.
Túc
quyết âm can kinh, gọi tắt là kinh can.
Ba kinh dương ở chân:
Túc
dương minh vị kinh, gọi tắt là kinh vị.
Túc
thiếu dương đởm kinh, gọi tắt là kinh đởm.
Túc
thái dương bàng quang, gọi tắt là kinh bàng quang.
3.
Đại
cương về sự tuần hành và chủ trị của 12 kinh chính và 2 mạch nhâm, đốc:
3.1. Mạch nhâm
Nhâm mạch bắt đầu từ giữa tầng sinh môn (giữa hậu môn và cơ
quan sinh dục - nơi huyệt hội âm) đi lên phía trước giữa bụng, dừng lại ở giữa
rãnh môi hàm dưới nơi huyệt thừa tương, tương giao với kinh đốc mạch. Nhâm mạch
có tác dụng tổng quản các kinh âm của cơ thể là: “âm kinh chi hải”
* Chủ trị: bệnh hệ thống
sinh dục, tiết niệu, các chứng bệnh vị trường, phế hầu, họng, bệnh về thần chí,
thân thể hư nhược, ngoài ra còn điều trị bệnh ở các cơ quan thuộc kinh lạc chi
phối.
Đốc mạch bắt đầu từ xương cùng nơi huyệt
trường cường, đi lên chính giữa lưng, qua gáy tới trước đầu mũi và dừng lại ở
huyệt nhân trung, liên kết với kinh nhâm mạch. đốc mạch có tác dụng tổng đốc
các kinh dương của toàn thân “đốc mạch vi dương kinh chi hải”.
Chủ trị: các bệnh vùng đầu,
mặt, hầu, họng, bệnh thuộc tâm, phế, vị trường, bệnh sinh dục, tiết niệu, sốt
cao, bệnh thần chí “não phát dục bất toàn”, giảm bạch cầu, toàn thân hư nhược,
suy nhược thần kinh, ngoài ra còn điều trị các chứng bệnh ở vùng mà kinh đi
qua.
3.3. Đới mạch
Mạch Đới xuất phát từ huyệt đới mạch, chạy chếch
xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng
Những huyệt mà mạch Đới mượn đường để đi: đới mạch,
ngũ xu, duy đạo, 2 bên tổng cộng là 6 huyệt
3.4. Kinh phế: (Thủ thái âm phế kinh)
Thuộc phế, liên lạc
với đại trường, đi ra ngoài chỗ xương đòn, thuộc huyệt trung phủ vòng ra mặt
ngoài chi trên đi xuống dưới, dừng ở mé ngón tay cái nơi huyệt thiếu thương rồi
liên tiếp với kinh thủ dương minh đại trường.
Chủ trị: các chứng
bệnh ở vùng phế, ngực, hầu, họng, chứng sốt cao, tự hãn, tiêu khát, có thể chỉ
định các huyệt mà kinh đi qua.
- Vượng nhất vào giờ dần (3-5h
sáng).
- Giờ sửu(1-3h sáng), khi máu được
gan lọc xong sẽ đưa đến phổi, thông qua phổi đưa đến toàn thân.
- Vì vậy, buổi
sáng sắc mặt hồng nhuận, tinh thần sảng khoái. Những người có bệnh về phổi có
phản ứng mạnh nhất vào giờ dần, như ho dữ dội hoặc ho suyễn làm tỉnh giấc. Có
biểu hiện nặng hơn vào buổi sáng.
- Dùng sản phẩm
đông y hổ trợ cho phổi tốt nhất là lúc 3- 5g.
§
Thuộc
đại trường, liên lạc với phế, bắt đầu từ ngón tay
trỏ (nơi huyệt thương dương) men theo phía sau ngoài của chi trên, lên bả vai,
cổ và phần xương hàm bắt chéo ở huyệt nhân trung, dừng ở cánh mũi bên đối diện
(nơi huyệt nghinh hương) và liên tiếp với kinh dương minh vị ở huyệt thừa khấp.
§
Chủ trị: các chứng bệnh vùng trước đầu, mặt, răng, mắt, tai, mũi,
hầu, họng, các bệnh vùng ngực, bệnh phát sốt, phong chẩn, cao huyết áp và điều
trị các chứng bệnh nơi mà đường kinh đi qua.
- Vượng nhất
vào giờ mão(5-7h sáng).
- Buổi sáng
sau khi dậy là lúc thích hợp nhất để đi đại tiện.
3.6. Kinh vị ( Túc dương minh vị kinh)
Kinh thuộc vị, liên lạc với tỳ, bên ngoài từ dưới mi mắt, nơi huyệt thừa khấp
theo gò má đến quanh môi, miệng, vào xương hàm dưới tới góc hàm phân thành hai
nhánh, một nhánh lên trước tai tới góc trán nơi huyệt đầu duy, nhánh khác ra
phía ngoài xương hàm đi xuống dưới hố thượng đòn xuống trước ngực, bụng và
trước chi dưới, dừng lại ở mé ngoài ngón chân thứ hai nơi huyệt lệ đoài.
Chủ trị: các chứng bệnh thuộc vùng hầu, họng, răng, miệng, mặt, đầu, bệnh
ở vị trường, thần chí, cao huyết áp, thiếu máu, chứng bạch cầu giảm và điều trị
bệnh ở các cơ quan mà kinh đi qua.
-
Ăn sáng nên ăn những
thức ăn ấm và dưỡng vị như cháo, yến mạch, bánh bao…Những thực phẩm khô nóng
quá mức sẽ làm vị hỏa vượng, xuất hiện các vấn đề như môi khô nứt, nhiệt miệng…Nếu
không ăn sáng thì càng dễ bị mắc bệnh.
3.7. Kinh tỳ: (Túc thái âm tì kinh).
§
Thuộc
tỳ, liên lạc với vị. Bên ngoài kinh bắt đầu
từ ngón chân cái, nơi huyệt ẩn bạch theo mặt trong chân đến mé trong sau xương
đùi lên tiểu khung vào tủy cùng và tủy sống rồi lên trước ngoài ngực và bụng,
dừng lại ở dưới nách nơi huyệt đại bao (gian sườn 6 trên đường giữa nách) liên
tiếp với thủ thiếu âm tâm kinh.
§
Chủ trị: bệnh vị trường, bệnh tiết niệu, sinh dục và các vị trí bị
bệnh mà kinh đi qua, ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị chảy máu, thiếu
máu, mất ngủ, phù…
-
Vượng nhất vào giờ tỵ (9-11h sáng),
-
Tì là tổng điều hành của các quá trình tiêu hóa, hấp thu,
bài tiết, cũng là thống lĩnh của máu trong cơ thể. “Tì khai khiếu ra miệng và
biểu hiện ở môi”.
3.8. Kinh
Tâm: (Thủ thiếu âm tâm kinh)
§
Thuộc tâm, liên
hệ với tiểu trường, đi ra ngoài nơi hõm nách (huyệt cực tuyền) theo mặt trước
ngoài chi trên xuống dưới, dừng ở huyệt thiếu xung, mé ngoài ngón tay áp út,
tiếp nối với kinh thủ thái dương tiểu trường.
§
Chủ trị: các chứng bệnh ở phần tâm và ngực, bệnh thần chí, phát
dục chậm, thần kinh suy nhược, trúng phong, thất ngôn và điều trị các chứng
bệnh theo vùng mà kinh đi qua.
-
Vượng nhất vào giờ ngọ (12-13h), lúc
này là lúc nghỉ ngơi, an thần dưỡng tinh khí; “tâm chủ thân minh, khai khiếu ra
lưỡi, thể hiện trên mặt”. Tâm khí đẩy máu trong huyết quản, dưỡng thần, dưỡng
khí, dưỡng gân.
- Nếu giờ ngọ được ngủ 1 lát sẽ có lợi cho tim, giúp tinh thần sảng
khoái từ chiều tới tối.
-
Dùng SP tốt nhất vào lúc 11 giờ
3.9. Kinh
Tiểu tràng: (Thủ thái dương tiểu tràng kinh)
§
Kinh thuộc tiểu trường, liên lạc với tâm bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón tay út
nơi huyệt thiếu trạch, đi lên theo mặt duỗi thành trụ lên trên vai, cổ đến hàm,
dừng ở trước tai, nơi huyệt thính cung và liên tiếp với kinh túc thái dương
bàng quang.
§
Chủ trị: các chứng bệnh vùng bả vai, cổ, đầu, mắt, tai, hầu, họng,
bệnh thần chí, phát sốt, đau lưng và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh
đi qua.
- Tiểu tràng
tiến hành thanh lọc, đưa nước về bàng quang, chất thải đưa xuống ruột già, chất
dinh dưỡng chuyển cho tỳ. vào giờ mùi,
kinh tiểu tràng sẽ điều chỉnh dinh dưỡng của cả 1 ngày.
3.10. Kinh bàng quang: (Túc thái
dương bàng quang kinh)
- Kinh thuộc bàng quang, liên lạc với thận, bên ngoài bắt đầu từ khoé mắt trong nơi
huyệt tình minh đi lên đỉnh đầu và vùng chẩm, xuống phía sau cổ, đi 2 bên cột
sống xuống mặt sau chi dưới và phía sau ngoài cổ chân theo mé ngoài, dừng lại ở
ngón út bàn chân nơi huyệt chí âm rồi liên tiếp với kinh túc thiếu âm thận.
-
Chủ
trị: các chứng bệnh vùng thắt lưng, cột sống
lưng, vùng sau cổ, chẩm, mắt… ngoài ra còn điều trị các chứng bệnh theo vùng mà
kinh lạc đi qua.
-
Vượng vào giờ thân (15h-17h).
- Vào giờ
thân, dịch cơ thể dồi dào, dưỡng âm cơ thể thoải mái; bàng quang chứa cả nước
và dịch, nước sẽ bài tiết ra ngoài cơ thể, còn dịch sẽ tuần hoàn trong cơ thể.
Nếu bàng quang bị nóng sẽ gây triệu tiểu buốt , rắt...
3.11. Kinh thận: (Túc thiếu âm thận kinh)
§
Thuộc
thận, liên hệ với bàng quang, bên ngoài kinh
bắt đầu từ giữa lòng bàn chân nơi huyệt dũng tuyền, theo mé sau trong cổ chân
lên thành trong đùi vào bụng, ngực, hai bên của đường trắng giữa dừng lại ở
giữa dưới xương đòn (huyệt du phủ) liên tiếp với kinh thủ quyết âm tâm bào.
§
Chủ trị: các bệnh thuộc hệ thống nội tiết và hệ thống sinh dục,
tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh ở hầu, ngực, vùng lưng và điều trị các
chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.
- Sửa dụng SP
hổ trợ thận tốt nhất là vòa lúc 17g.
3.12. Kinh tâm bào: (Thủ quyết âm tâm bào kinh,)
- Thuộc tâm bào, liên lạc với tam tiêu, ra ngoài nơi đầu vú (nơi
huyệt thiên trì) đi chính giữa mặt trong chi trên và xuống dưới dừng ở đầu ngón
tay giữa (nơi huyệt trung xung) và liên tiếp với kinh thủ thiếu dương tam tiêu
kinh.
- Chủ trị: các bệnh thuộc vùng tâm, vị, ngực, các bệnh thần chí, suy
nhược thần kinh, nhược não, hen suyễn, sốt rét và điều trị các chứng bệnh theo
vùng kinh đi qua.
- Vượng nhất vào giờ tuất(19h-21h).
- Tâm bào là tổ
chức bảo vệ tim, cũng là đường thông khí huyết, có thể thanh trừ ngoại tà xung
quanh tim, để tim ở trạng thái tốt nhất.
- Lúc này cần
giữ cho tâm trạng thoải mái bằng các hoạt động như: đọc sách, nghe nhạc, SPA,
khiêu vũ, thái cực quyền…
3.13. Kinh
tam tiêu: (Thủ thiếu thương tam tiêu kinh)
- Thuộc tam tiêu liên lạc với tâm
bào. Bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón tay vô danh nơi huyệt quan xung đi lên
trên chính giữa phần dưới mặt sau chi trên đến vai, phía ngoài cổ vào tai, qua
thái dương và dừng ở đuôi mắt nơi huyệt ty trúc không, tiếp nối với kinh túc
thiếu dương đởm nơi huyệt đồng tử liêu.
- Chủ trị: các bệnh
vùng đầu, tai, mắt, hầu, các chứng bệnh ngực sườn, sốt cao, phong chẩn, tiện bế
và điều trị các chứng bệnh ở vùng kinh đi qua.
Vượng nhất vào giờ hợi ( 21h đến 23h).
Giờ hợi bạch mạch thông, dưỡng thể dưỡng nhan. Tam tiêu là phủ lớn nhất trong lục phủ, có tác dụng chính là đả thông khí huyết, kinh lạc. Giờ hợi tam tiêu thông bách mạch.
Nên nếu chúng ta có thể đi ngủ vào giờ hợi, thì bách mạch sẽ được nghỉ ngơi tốt nhất, có tác dụng vô cùng lớn trong việc dưỡng nhan (làm đẹp). Những người sống thọ trăm tuổi đều có một điểm chung đó là đi ngủ vào giờ hợi. Con người trong thời đại ngày nay nếu như không muốn đi ngủ vào thời điểm này, có thể nghe nhạc, đọc sách, xem ti vi, luyện yoga, nhưng tốt nhất không nên ngủ sau giờ hợi.
3.14. Đản kinh:
(Túc thiếu thương đản kinh)
- Thuộc đởm, liên lạc
với can, bên ngoài bắt đầu từ ngoài đuôi mắt (nơi huyệt đồng tử liêu) quanh
phía trước tai vòng lên thái dương, sau đó tới thành ngoài ngực, bụng, mạn sườn
và hạ chi, dừng lại ở mé ngoài đầu ngón chân thứ tư, nơi huyệt túc khiếu âm
tiếp nối với kinh quyết âm can.
- Chủ trị: các chứng bệnh vùng đầu, mắt, tai, ngực, sườn, bệnh thuộc
can đởm, bệnh thần chí, sốt cao, các chứng tiện bế, phù thiếu B1 (cước khí)
ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị bệnh tật theo vùng mà kinh đi qua
Vượng nhất vào giờ tí ( 23h đến
1h).
Nếu ngủ trước giờ tý, đản ( mật)
có thể hoàn thành chức năng trao đổi chất. “dịch mật càng trong, não càng minh
mẫn”. Những người ngủ trước giờ tí, sáng ngủ dậy đầu óc sẽ minh mẫn tỉnh táo,
khí sắc hồng nhuận, không có quầng thâm ở mắt. Còn những người thường xuyên
không ngủ được vào giờ tý, thì sắc mặt trắng xanh,, mắt quầng thâm. Đồng thời dịch
mật không thể bài tiết tốt dẫn tới việc dễ phát sinh kết cặn, kết sỏi.
3.15. Kinh can
: (Túc quyết âm can kinh).
- Thuộc can
liên hệ với đởm, tuần hành
ở mặt ngoài cơ thể bắt đầu từ mé ngoài ngón cái (huyệt đại đôn) theo mặt trong
chân vào thành trong tiểu khung và thành bụng, dừng lại ở gian sườn sáu dưới
vú, nơi huyệt kỳ môn, liên tiếp với kinh thủ thái âm phế.
- Chủ trị: các chứng bệnh thuộc can đởm bao gồm;
bệnh cao huyết áp, đau đầu, mất ngủ, hay mê, các bệnh thuộc hệ thống sinh dục,
tiết niệu và các chứng bệnh ở nơi mà kinh đi qua.
Vượng nhất
vào giờ sửu (1h-3h).
Đông y cho rằng: gan tàng huyết, khi ngủ thì
huyết sẽ tụ về gan. Nếu đến giờ sửu mà chưa ngủ, gan vẫn cung cấp năng lượng để
phục vụ tư duy và hành động của cơ thể, khi đó việc trao đổi chất sẽ không được
thực hiện. Vì vậy những người trước giờ sửu vẫn không ngủ được, sắc mặt sẽ xám
xanh, thần trí chậm chạp nhưng lại thiếu kiên nhẫn, dễ bị bệnh gan, mặt có nám
4. 4. Quy
luật phân bố 12 kinh ở ngoài cơ thể:
Phần đầu mặt:
Ba
kinh dương tay, chân, đều phân bố ở đầu, mặt. Người xưa cho rằng ”Thủ vi giả
dương chi hội”. Thủ túc dương minh kinh ở mặt trước và ở trước đầu. Thủ túc
thiếu dương kinh ở mặt bên thủ thái dương kinh phân bố mặt bên thái dương, túc
thái dương kinh phân bố ở sau đầu, trước trán và đỉnh chẩm.
Phần thân người:
Ba
kinh âm ở tay, chân đều phân bố ở mặt trước, ba kinh âm chân phân bố ở ngực,
bụng; ba kinh âm tay phân bố ở ngực. Trong ba kinh dương chân, kinh túc dương
minh phân bố ở ngực bụng, túc thiếu dương kinh phân bố ở mặt bên thân người,
kinh túc thái dương phân bố ở mặt lưng.
Chi trên: ba kinh âm phân bố ở mặt gấp, kinh thái âm ở
trước, kinh thiếu âm ở sau, kinh quyết âm ở giữa. Ba kinh dương ở tay phân bố
mặt duỗi, kinh dương minh ở trước, kinh thái dương ở sau, kinh thiếu dương ở
giữa.
Chi dưới: ba kinh âm phân bố ở mặt trong, thứ tự phân bố
giống như chi trên, chỉ là giao hoán vị trí của huyết âm và thái âm, túc dương
minh phân bố ở trước, kinh túc thiếu dương phân bố ở ngoài, kinh túc thái dương
phân bố ở sau. Lưu ý vị trí các kinh không mô tả theo giải phẫu mà mô tả theo
hình người ở tư thế đứng hai tay giơ cao, lòng bàn tay theo hướng trước trong.
5.
SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA KINH LẠC.
5.1. Tác dụng sinh lý của kinh lạc: hành khí huyết, dưỡng âm dương, nhu cân cốt và lợi khớp xương.
Kinh lạc liên hệ khắp toàn thân, từ trong tạng phủ đến các cơ khớp và chi thể,
thấu suốt trong ngoài để vận hành khí tiết, duy trì mọi chức năng sinh lý bình
thường của các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Mọi cơ quan, tổ chức của ngũ
quan, của khiếu, da, cơ, cân cốt, tứ chi, lục phủ, ngũ tạng của cơ thể đều phải
dựa vào sự nhu dưỡng của khí huyết và sự liên hệ của kinh lạc. Luôn phát huy
chức năng sẵn có và hiệp đồng tương hỗ, kinh lạc tạo thành một thể hữu cơ hoàn
chỉnh.
5.2. Khi bệnh lý: kinh lạc có liên quan
chặt chẽ tới phát sinh và phát triển của bệnh tật.
Nếu
như tà khí xâm phạm vào cơ thể mà tác dụng bảo vệ của kinh lạc (kinh khí bên
ngoài thất thường thì thông qua kinh lạc bệnh tà chuyển vào tạng phủ. Ví dụ:
phong tà xâm phạm cơ biểu rồi chuyển vào trong cơ thể xuất hiện triệu chứng của
phế, khái thấu; khạc đàm, ngực tức, ngực đau; do phế và đại trường tương quan
biểu lý nên có khi còn xuất hiện triệu chứng của đại trường; đau bụng, ỉa lỏng
hoặc tiện bế.
Ngược
lại, khi có bệnh ở tạng phủ cũng thông qua kinh lạc có liên quan sẽ phản ảnh
qua các vùng da, cơ tương ứng. Ví dụ: bệnh ở can thường xuất hiện đau sườn,
bệnh ở thận thường đau lưng, bệnh ở phế thường đau vai lưng (kiên bối) vùng
liên bả. Nhưng nói chung chỉ là tương đối, quan trọng là xem bệnh tà
(tính chất mạnh yếu) so với sự thịnh suy của chính khí, của cơ thể để quyết
định điều trị được tốt.
6.
ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT KINH LẠC TRÊN LÂM SÀNG.
6.1. Ứng dụng trong chẩn đoán (Kinh lạc chẩn)
:
Dựa trên đường đi của kinh lạc người ta có thể đoán biết được vị trí khi
tạng phủ bị bệnh hoặc khi kinh khí tụ lại, thường xuất hiện các phản ứng cảm
giác đau khi ấn hoặc co cứng ở dưới tay khi sờ nắn, vì vậy có thể hỗ trợ thêm
cho chẩn đoán bệnh ở tạng phủ và ở kinh lạc.
Ví
dụ: phế có bệnh có điểm đau ở phế du hoặc trung phủ. Vị có bệnh thì tỳ du hoặc
vị du ấn đau, khi viêm ruột thừa thấy đau khi ấn huyệt lan vĩ, khi viêm túi mật
ấn huyệt điểm túi mật thấy đau.
Căn cứ vào sự phân bố của kinh lạc có thể chẩn đoán bệnh trên
đường kinh. Ví dụ: kinh đởm
phân bố ở ngoài cơ thể, khi kinh đởm hoặc đởm bị bệnh thì thường bệnh nhân có
triệu chứng đau sườn, miệng khô, mắt hoa, tai điếc. Người xưa còn dựa vào sự
phân bố của 14 đường kinh để chẩn đoán bệnh: Ví dụ đau đầu trước trán liên quan
đến kinh dương minh, đau thành bên liên quan đến kinh thiếu dương, đau vùng
chẩm gáy liên quan đến kinh dương minh, thái dương, đau vùng đỉnh đầu liên quan
đến kinh túc quyết âm can hoặc kinh đốc mạch.
6.2. Ứng dụng kinh lạc để lựa chọn tác dụng của thuốc.
Một
số thuốc đối với tạng phủ kinh lạc có tác dụng chọn lọc (tác dụng ưu
tiên). Vì thế việc nghiên cứu lý luận qui kinh của dược vật sẽ có tác dụng chỉ
đạo nhất định trong việc dùng thuốc trên lâm sàng.
Ví
dụ: cùng là thuốc trị đau đầu, nhưng cảo bản vào kinh thái dương trị đau đầu do
bệnh của kinh thái dương. Bạch chỉ vào kinh dương minh trị bệnh đau đầu do bệnh
của kinh dương minh, tử hồ vào kinh thiếu dương trị đau đầu do bệnh của kinh
thiếu dương.
Ngoài
ra một số thuốc không những chỉ ưu tiên để vào kinh nào đó mà nó còn có tác
dụng hướng dẫn các thuốc khác đi vào các kinh khác nhau. Ví dụ: khương hoạt là
thuốc dẫn vào kinh thái dương bàng quang…
6.3. Ứng dụng kinh lạc trong điều trị:
Trong
những năm gần đây dựa trên cơ sở kết hợp giữa Y học hiện đại với Y học cổ
truyền, lý luận châm cứu và kinh lạc được phát triển hoàn thiện hơn, vì vậy
việc ứng dụng các thủ thuật, thủ pháp tác động trên huyệt ngày càng phong phú
và đa dạng: thủy châm, điện châm, chôn chỉ, châm lase, châm sóng ngắn, gài viên
từ sẽ lần lượt được giới thiệu các phương pháp này trong thực hành điều trị.
Muốn biết thêm thông tin xin vui lòng
liên hệ:
-
BS. Thái Nhân Sâm
-
Điện thoại: 0912411777, 0972195777
-
Email: thainhansamht@gmail.com
-
Web: https://thainhansam.com
-
Facebook: https://www.facebook.com/nhansam.thai
-
Zalo: http://zaloapp.com/qr/p/1400c98pd6090
-
TikTok: https://vt.tiktok.com/ZGJhKHBoU/
———————————/—————————
#bsthainhansam
#suckhoechudong #suckhoe1phut
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét