Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

 

CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN MỤN TRỨNG CÁ

 

1.Mụn là gì?

Mụn thông thường là sự hình thành của sẩn, mụn mủ, cục hoặc nang do tắc nghẽn và viêm của các đơn vị nang lông tuyến bã (nang lông và kèm theo tuyến bã).

-        Vị trí: thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, cằm, cổ, ngực, mông và bộ phận sinh dục,...

-        Tính chất: Các nốt mụn không gây đau (thuộc tình trạng nhẹ), sưng tấy, viêm đỏ (thuộc tình trạng trung bình) hoặc rất đau nhức, có bọc mủ bên trong kèm lây lan đỏ ra các vùng xung quanh (thuộc tình trạng nặng).

 


2. Nguyên nhân:

Có bốn yếu tố chính được xem là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá:

         Sản xuất dầu dư thừa, làm tắc nghẽn nang lông

         Nang lông bị tắc bởi tế bào da chết và dầu

         Vi hệ tại nang lông bởi Propionibacterium acnes (vi khuẩn kỵ khí thông thường)

         Hoạt động quá mức của hormone androgen, tăng tiết chất nhờn hơn so với nhu cầu của da

 3. Yếu tố khởi phát:

- Tuổi dậy thì: Trong giai đoạn dậy thì, sự tăng trưởng của androgen kích thích sự sản xuất bã và sự phát triển quá mức của tế bào sừng.

- Các yếu tố khởi phát khác:

         Thay đổi nội tiết xảy ra khi có thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt

         Mỹ phẩm gây bít tắc, chất tẩy rửa, kem dưỡng da, quần áo

         Độ ẩm cao và đổ mồ hôi

- Một số loại thuốc và hóa chất (ví dụ, corticosteroid, lithium, phenytoin, isoniazid) làm trầm trọng thêm trứng cá hoặc gây ra tổn thương dạng trứng cá.

 

4. Phân loại: Mụn Trứng cá có thể được phân loại là

         Không viêm: Đặc trưng bởi nhân mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn)

         Viêm: Mụn bọc, mụn mủ, mụn nhọt, nang

 

        Mụn đầu trắng nếu da có lỗ chân lông kín

         Mụn đầu đen nếu da có lỗ chân lông mở

         Những vết sưng nhỏ, đỏ dạng sẩn

         Mụn nhọt, mụn mủ

         Khối u lớn, rắn, đau dưới bề mặt da

         Các cục u đau, sưng viêm, đầy mủ bên dưới bề mặt da

 4.1.Mụn đầu trắng:

 Là một trong những loại mụn trứng cá thường gặp. Xuất hiện do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn, làm bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông đóng nên hỗn hợp này sẽ ẩn dưới bề mặt da và đội da lên. Hỗn hợp tích tụ được da bao bọc, không bị oxi hóa nên mụn có đầu trắng.


Đặc điểm:

- Không gây sưng, không đau nhức

- Mụn có màu trắng, kích thước nhỏ từ 1-2 mm

- Mụn nhô trên bề mặt da, khiến da trở nên sần sùi hoặc ẩn sâu dưới lớp biểu bì

- Mụn không gây đau nhức.

Vị trí: Mụn đầu trắng xuất hiện phổ biến ở các vùng trên da mặt như má, mũi, cằm và trán. Nếu thành nang phình ra, chứa mụn thì sẽ tạo ra mụn đầu trắng.

 

4.2. Mụn đầu đen:

 Ngược lại, nếu nang lông hở sẽ gây ra mụn đầu đen do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi vi khuẩn và dầu, chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí.



-
   Đặc điểm:

+ Bề mặt da ban đầu xuất hiện các lỗ li ti, nhân hở ra bên ngoài nên có thể quan sát bằng mắt thường

+ Nốt mụn nhỏ như đầu đinh ghim; kích thước mụn 1 - 2mm

+ Mụn thường mọc với số lượng nhiều, phân bố rải rác ở trán, cằm, mũi và 2 bên má.


4.3. Mụn ẩn

        Mụn nằm ẩn dưới da nên khó nhận thấy bằng mắt thường. Mụn ẩn cũng là một dạng của mụn trứng cá, không gây đau nhưng khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp.


        Đặc điểm:

o   Mụn nằm dưới da, không viêm sưng

o   Mụn kích thước nhỏ, mọc thành đám, có xu hướng lan rộng

o   Vùng da có mụn khi sờ vào có cảm giác sần sùi.

        Vị trí thường xuất hiện: Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều ở trán, 2 bên má, cằm, quai hàm và quanh miệng.

        Nguyên nhân:

o   Rối loạn nội tiết tố

o   Lỗ chân lông to

o   Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc

o   Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học

Suy giảm chức năng giải độc của cơ thể.

4.4. Mụn bọc:

Trong các loại mụn thì mụn bọc là tình trạng nặng của mụn trứng cá. Mụn phá hủy cấu trúc da nhiều nhất, thường gây đau nhức, khó chịu ở vị trí mà nó xuất hiện. Mụn bọc có thể tự hết nhưng sau khi lành lại chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo mụn lớn.

- Mụn bọc hình thành khi nang lông bị vỡ ở đáy, đẩy bề mặt da lên.

- Đặc điểm: Xuất hiện những nốt mụn nhỏ, lớn dần theo thời gian thành các nốt sưng viêm đỏ, cứng, to (kích thước trên 5mm) và gây đau nếu chạm tay vào, bên trong mụn có mủ và máu, thường không có nhân.- -

4.5. Mụn nang:

Mụn nang hay còn gọi là mụn u nang, là một biến thể của mụn trứng cá. Mụn phát triển từ sâu bên trong da thành những nốt sưng đỏ như những khối u trên bề mặt da. Mụn chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu.

Đặc điểm:

o   Kích thước mụn lớn, nổi cộm trên da như u

o   Cảm giác đau nhức

o   Mụn mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm

o   Mụn có mủ bên trong.

Vị trí: Mụn nang xuất hiện trên da mặt và một số vùng da khác trên cơ thể cổ, lưng, ngực.

Nguyên nhân:

o   Mụn nang do bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây viêm nang lông.

o   Lạm dụng mỹ phẩm.

o   Rối loạn hormone.

o   Do di truyền.

o   Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên.

Người mắc bệnh nội tiết.

4.6. Mụn mủ

- Mụn mủ là một loại mụn viêm khác và có nguy cơ để lại sẹo mụn khá cao. Mủ trong mụn là xác chết của vi khuẩn và các tế bào miễn dịch sau khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.


-        Đặc điểm:

+ Nốt mụn màu vàng, có chứa mủ; viền mụn màu đỏ; gây đau nhẹ. Chúng giống như một nốt mụn có màu trắng với 1 vòng đỏ xung quanh

+ Vết sưng chứa đầy mủ trắng hoặc vàng.

- Khi có mụn mủ, không nên chọc thủng hoặc bóp vỡ nốt mụn vì có thể gây sẹo hoặc khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, dễ để lại sẹo thâm.

4.7. Mụn Viêm đỏ.

- Mụn viêm đỏ có nguồn gốc từ mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Chất bã nhờn tích tụ trong nang lông đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) phát triển. Hệ thống miễn dịch nhận diện ra loại vi khuẩn này và huy động các tế bào bạch cầu, lympho T tới tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, gây phản ứng viêm, hình thành mụn.

Đặc điểm:

+ Nốt mụn màu đỏ,

+ kích thước đường kính dưới 5mm

+ gây cảm giác đau nhẹ.

 4.8.         4.8Mụn Đầu đinh.

-        Mụn đầu đinh ( mụn đinh râu). Mụn đầu đinh rất nguy hiểm, chủ yếu mọc ở chân các sợi râu. Ban đầu mụn có kích thước nhỏ nhưng về sau sẽ lớn dần, dẫn đến bội nhiễm và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

-        Đặc điểm:

+Vị trí xuất hiện mụn đầu đinh sẽ thấy sưng to, nóng đỏ, gây cảm giác đau nhức như đinh châm.

+ Một số trường hợp còn bị nhiễm trùng, sốt 39 - 40°C. Nếu không chữa trị kịp thời, mụn đinh râu có thể dẫn tới nhiễm trùng, lây lan ra các xoang ở vùng mặt, thậm chí dẫn đến tắc mạch, méo mồm và tử vong.

 

 

5.      QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ MỤN

 

5.1. Khám da:

 

- Bước 1: Khai thác thông tin:

         Ghi nhận về tình trạng sức khoẻ

         Ghi nhận về tình trạng da

         Ghi nhận về các sản phẩm đã và đang sử dụng.

         Tìm hiểu kỹ về tiền sử chăm sóc da và can thiệp thẩm mỹ nếu có.

         Ghi nhận về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe hiện tại.

         Xác định mong muốn hiệu quả và mức đầu tư để có phác đồ phù hợp.

- Bước 2: Soi và phân tích da bằng máy soi da chuyên dụng; để kiểm tra sâu hơn bên dưới da. Xác định rõ những vấn đề da đang gặp phải: độ ẩm, độ dầu, nếp nhăn, khả năng sinh mụn mới do bít tắc, sắc tố da, sắc tố bên dưới da, độ chảy xệ và chùng nhão.

- Bước 3: Bác Sĩ Da Liễu kiểm tra da và đánh giá mức độ mụn: thông qua câu trả lời phân loại da chuyên sâu, thông số trên máy phân tích da và khám trực tiếp bằng tay.

Đánh giá cấu trúc da và độ nhạy cảm trên da dựa vào khai thác tiền sử trước đó và quan sát vân da.

Tìm yếu tố ảnh hưởng gây mụn: Dựa vào thông tin đã khai thác về lối sống trước và trong thai kỳ, sinh hoạt, ăn uống, công việc, stress và môi trường sống.

Tìm nguyên nhân cốt lõi gây mụn bùng phát: Dựa vào thông tin nội tiết thay đổi trong thai kỳ, tiền sử da trước thai kỳ, mỹ phẩm đã và đang dùng, cách chăm sóc da hiện tại, các thủ thuật và liệu pháp can thiệp thẩm mỹ từng dùng hoặc đang dùng.

- Bước 4: Lên phác đồ điều trị mụn  

 

5.2. Lợi ích của việc chăm sóc da mụn đúng cách:

 

Giúp các nốt mụn giảm sưng đỏ, viêm tấy, tình trạng da căng cứng, khó chịu. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị mụn

- Giảm tình trạng sẹo, thâm do mụn gây ra

- Làm chậm quá trình lão hóa da.

- Cân bằng được hệ khuẩn và đảm bảo sự an toàn cho hàng rào bảo vệ da.

- Bảo vệ da tránh khỏi các tác động có hại từ bên ngoài.

- Dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề khác của da.

5.3. Quy trình các bước chăm sóc da mụn;

 

Tẩy Trang:

-        Sử dụng sản phẩm tẩy trang, dù bạn có trang điểm hay không, nước tẩy trang sẽ giúp da mặt của bạn được sạch sẽ

-  Đổ nước tẩy trang lên bông và tiến hành làm sạch tất cả các bộ phận trên khuôn mặt

- Lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn có thể dùng nước tẩy trang chuyên dụng cho da, mắt, môi.

- Kể cả khi không makeup vẫn phải tẩy trang vì sẽ giúp làm sạch bụi bẩn bám trên mặt hiệu quả.

Lưu ý: Lau theo hướng từ dưới lên để không gây chảy xệ da khiến da bị lão hóa


Rữa mặt:

Sử dụng sữa rửa mặt chuyên dành cho da mụn để giúp làm sạch da, loại bỏ các vết bẩn trên da mặt

- Thao tác rửa mặt nên nhẹ nhàng, không chà xát lên vùng da mụn.

-        Rửa sạch tay trước khi rửa mặt

-        Dùng sản phẩm rửa rửa mặt phù hợp da mụn để vệ sinh, làm sạch da mặt, loại bỏ bã nhờn

-        Tốt nhất là nên dùng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối hoặc những khi ra nhiều mồ hôi.

-        nên dùng các ngón tay để massage nhẹ nhàng làn da. Tránh massage quá mạnh có thể gây kích ứng và làm tổn thương da, gây vỡ mụn

-        Rửa lại với nước sạch

 


Tẩy tế bào chết.

Với tình trạng da mụn ưu tiên sử dụng tẩy da chết hóa học sẽ hạn chế sự cọ xát so với tẩy da chết vật lí. Tẩy da chết bằng phương pháp hóa học sẽ nhẹ nhàng hơn, khi sử dụng thường xuyên làn da trở nên mịn màng và đều màu hơn, lỗ chân lông thông thoáng, giảm tiết bã nhờn, hỗ trợ điều trị mụn

-        VD: BHA sử dụng cho da dầu mụn, AHA dùng cho da thường, khô mụn

Thoa sản phẩm tẩy da chết lên bề mặt da, sau đó massage nhẹ nhàng hoặc sử dụng công cụ làm sạch. Cuối cùng rửa lại thật sạch với nước.  



Xông hơi nóng:

Sử dụng máy xông hơi nóng giúp loại bỏ bụi bẩn, lưu thống khí huyết. Đồng thời việc xông hơi nóng sẽ giúp mềm da, giãn nở lỗ chân lông hỗ trợ việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn



Hút mụn:

Sử dụng ống thủy tinh chân không hút mụn cám, bã nhờn trên da mặt. Kết hợp máy xông hơi nóng để đạt hiệu quả cao




Lấy nhân mụn:

- Đeo găng tay y tế dùng một lần khi tiến hành nặn mụn

- Sát khuẩn da trước khi nặn mụn bằng Providine, nước muối sinh lí.

- Sử dụng dụng cụ lấy mụn vô khuẩn lấy sạch nhân mụn ở trong da, đảm bảo lấy hết, không đau, không để lại vết thâm

- Sau khi nặn mụn, để làm sạch vết thương, tránh nhiễm trùng một lần nữa, có thể lau vùng da bằng Povidine, nước muối sinh lí. Việc này cũng giúp giảm sưng đỏ, giúp vùng da vừa nặn mau khô và tránh viêm nhiễm hay để lại vết thâm về sau.

 


Đắp mặt nạ, Kem dưỡng ẩm

 Sử dụng mặt nạ trị mụn, kiểm soát lượng dầu dư thừa, cấp ẩm phục hồi sau nặn mụnNhiều người cho rằng dưỡng ẩm cho da mụn khiến tình trạng mụn càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên da mụn là làn da bị tổn thương càng cần dưỡng ẩm hơn, nhất là khi sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn thường khiến da bị khô, bong tróc, ửng đỏ hay đau rát.

-        Với da mụn, nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da, không quá nhờn dính và thẩm thấu nhanh vào da.

-        Hiện nay có nhiều loại dưỡng ẩm chứa thành phần hỗ trợ điều trị mụn, kiềm dầu( vd: niacinamide, salicylic acid, tea tree,...)

 


Chiếu đèn ánh sáng xanh:

Việc chiếu ánh sáng xanh giúp vết thương mau lành, giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn

- Lưu ý: Sử dụng kính che mắt cho khách khi sử dụng đèn



Thoa Serum trị mụn:

Sử dụng serum có thành phần hỗ trợ điều trị mụn giúp giảm viêm, giảm tiết bã nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông

Điện di lạnh:

Sử dụng điện di lạnh giúp giảm sưng đỏ sau nặn mụn, giúp se khít lỗ chân lông, giúp da hấp thu dưỡng chất điều trị mụn tốt hơn



Dùng các sản phẩm trị mụn:

Mỗi loại mụn sẽ phù hợp với các sản phẩm  khác nhau:

        Mụn không viêm: sử dụng mặt nạ đất sét hoặc tẩy da chết hóa học chứa AHA/BHA để mụn mau gom cồi, Retinoids, azelaic acid...



        Mụn viêm: Sử dụng retinoids kết hợp kháng sinh hoặc BPO, tee tree,...

 


-        Chọn cả sản phẩm trị mụn, trang điểm, chống nắng phù hợp với làn da để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị và chăm sóc.

-        Tránh chọn những sản phẩm chăm sóc da đang bị mụn có chứa dầu. Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da đang bị mụn chứa dầu có thể khiến mụn không thuyên giảm mà còn tăng thêm vì các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do tăng tiết dầu, bã nhờn mà sản phẩm chăm sóc da gây ra

-        Đặc biệt, nên chú ý chống nắng bằng trang phục, đội nón, mang khăn che mặt để tránh tia UV ảnh hưởng đến vùng da đang bị mụn.

-        Sử dụng kẽm hữu cơ.



Điều chỉnh lối sống, ăn uống, sinh hoạt

- Tránh lo lắng, căng thẳng, thức khuya

- Uống nhiều nước

- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả

- Tránh ăn đồ cay nóng, nước ngọt, trà sữa...


 Muốn biết thêm thông tin xin  vui lòng liên hệ:

-        BS. Thái Nhân Sâm

-        Điện thoại: 0912411777, 0972195777

-        Email: thainhansamht@gmail.com

-        Web: https://thainhansam.com 

-        Facebook: https://www.facebook.com/nhansam.thai

-        Zalo: http://zaloapp.com/qr/p/1400c98pd6090

-        TikTok: https://vt.tiktok.com/ZGJhKHBoU/

———————————/—————————

            #bsthainhansam #suckhoechudong #suckhoe1phut

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến


Copyright © 2020. Thiết kế website thương hiệu cá nhân, Edit by thainhansam.com
Chat Zalo